VNPT cho hay, nông nghiệp thông minh là bước phát triển tiếp theo của nông nghiệp công nghệ cao, trong đó CNTT sẽ không chỉ được áp dụng vào một số khâu mà là toàn bộ quá trình sản xuất hay thậm chí là cả những khâu sau sản xuất, như: sơ chế, đóng gói, bảo quản, phân phối…, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến việc canh tác dựa trên kinh nghiệm không còn chính xác. Vì thế, phát triển nguồn dữ liệu lớn (Big data) để cung cấp thông tin cho người nông dân thông qua các ứng dụng, phần mềm là giải pháp tăng hiệu quả cho nền nông nghiệp thông minh. Tại Việt Nam, hiện đã có rất nhiều giải pháp ứng dụng CNTT dành riêng cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, từ các giải pháp riêng lẻ cho từng khâu sản xuất, như: hệ thống đo đạc các thông số của môi trường không khí, độ ẩm đất, lượng mưa của Công ty Mimosa TEK cho tới những giải pháp tích hợp nhiều tính năng hơn, như: hệ thống SmartAgri giúp quản lý sản xuất nông nghiệp từ giai đoạn ươm mầm, xuống giống đến thu hoạch và bảo quản theo quy trình chuẩn của Global Cyber Soft Vietnam hay hệ thống trồng trọt thủy canh của Công ty Hachi,...
Trong một số triển lãm, hội thảo gần đây về CNTT, giải pháp Nông nghiệp thông minh (Smart Agriculture) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã thu hút sự chú ý của nhiều bên tham gia bởi các tính năng hoàn chỉnh, sử dụng được cho cả lĩnh vực trồng trọt lẫn chăn nuôi. Cụ thể, giải pháp này không chỉ giúp đo đạc tất cả các thông số của đất, môi trường, đề xuất thời gian tưới, thời gian chiếu sáng phù hợp theo từng giai đoạn cho các trang trại trồng trọt, đồng thời có khả năng giúp các trang trại chăn nuôi quản lý tất cả các khâu, như: hệ thống cho ăn, chiếu sáng, thu hoạch trứng, thu gom phân hay sưởi ấm,... Ngoài ra, với việc tích hợp công nghệ phân tích dữ liệu lớn, giải pháp Smart Agriculture của VNPT còn cho phép các chủ trang trại thực hiện phân tích, dự báo, chủ động trong việc hoạch định sản xuất, vận chuyển, lưu kho..., đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất có thể. Người sử dụng có thể điều khiển hệ thống thông qua một ứng dụng trên điện thoại cũng do VNPT phát triển.
Hiện nay giải pháp nông nghiệp thông minh của VNPT đã được áp dụng thực tế ở nhiều nơi và mang lại những kết quả bước đầu, điển hình như trang trại Delco (Bắc Ninh). Ngoài ra, VNPT cũng tự xây dựng một khu trồng trọt tại khuôn viên nhà máy điện tử số hai của VNPT ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), ứng dụng giải pháp Smart Agriculture vào nuôi trồng thực tế các loại cây nông nghiệp khác nhau như: dưa lưới, rau cải, mùng tơi, xà lách... Thông qua việc theo dõi quá trình hoạt động của hệ thống và phát triển của các loại cây nông nghiệp trong vườn, VNPT đã và đang bổ sung, cải tiến các tính năng để từng bước hoàn thiện các giải pháp ứng dụng, phù hợp hơn với mỗi loại cây trồng.
VNPT cho hay, cùng với giải pháp hỗ trợ sản xuất, VNPT còn cung cấp giải pháp xác thực nguồn gốc hàng hóa VNPT Check nhằm bảo vệ thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ khâu kinh doanh đầu ra cho các nông sản. Ðây được xem là giải pháp hữu hiệu giúp nông dân dễ dàng kiểm soát, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, tránh việc sản phẩm của mình bị làm giả, làm nhái, gây mất uy tín với người tiêu dùng. Ngoài ra, VNPT Check cũng là một kênh hữu hiệu để doanh nghiệp quảng bá thông tin về sản phẩm của mình. Hiện giải pháp này đang được nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước lựa chọn để bảo vệ thương hiệu cho các sản phẩm nông sản nói riêng cũng như sản phẩm đặc trưng của tỉnh nói chung. Chẳng hạn, Bến Tre sử dụng VNPT Check để gắn tem truy xuất nguồn gốc cho tám sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, gồm: dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, heo, bò và tôm biển. Quảng Ninh dùng cho các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp thuộc chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm" (OCOP) của tỉnh; Bắc Giang dùng để bảo vệ thương hiệu sản phẩm cho các hợp tác xã nông nghiệp và DN sản xuất, phân phối trong tỉnh,... Nhờ tính hiệu quả, đơn giản, chi phí phù hợp, giải pháp xác thực nguồn gốc hàng hóa của VNPT đang tiếp tục được nhiều doanh nghiệp, tổ chức tin cậy lựa chọn để bảo vệ thương hiệu nông sản của mình và quyền lợi của khách hàng. Trong đó, nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng hiện nay cũng đã lựa chọn VNPT Check để dán tem chống hàng giả, như: nhãn lồng Hưng Yên, vải Lục Ngạn, hành tỏi Lý Sơn, vải thiều Thanh Hà, gà đồi Yên Thế, gà Tiên Yên, bánh gai Hưng Yên,...
Bức tranh về nông nghiệp 4.0 sẽ là một quy trình khép kín bằng công nghệ từ con, giống chất lượng cao, bón phân thông minh, thuốc trừ sâu thảo dược; canh tác chính xác, giảm hao hụt giống và giảm khí thải nhà kính; tự động hóa từ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến; ứng dụng điện toán đám mây để truy xuất nguồn gốc, phân tích đánh giá thị trường. Trong đó, các giải pháp công nghệ của VNPT đang góp phần hoàn thiện bức tranh này, giúp ngành nông nghiệp nhanh chóng tiếp cận được những công nghệ mới nhất, từ đó tạo điều kiện tăng năng suất, giảm chi phí và tránh rủi ro vụ mùa cũng như chủ động thị trường. Ðồng thời, từng bước tạo nền tảng vững chắc trong phát triển nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững.
" alt=""/>VNPT đem giải pháp toàn diện cho nông nghiệp thông minhChia sẻ góc nhìn của mình, GS Sir Kostya S.Novoselov (Đại học Manchester và Đại học Quốc gia Singapore) cho rằng, toàn cầu hoá đã mang lại cơ hội lớn cho các nhà khoa học nói riêng và giới khoa học nói chung.
“Rõ ràng nhất là toán học có thể giúp cho quá trình phát triển của các ngành khoa học khác nhờ vào sự phát triển của công nghệ máy học và trí tuệ nhân tạo. Bây giờ không chỉ tách rời mà công nghệ và khoa học đang đi song hành, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển”, GS Sir Kostya S.Novoselov nói.
Theo GS Sir Kostya S.Novoselov, cuộc đua trên toàn cầu hiện nay là săn tìm các tài năng khoa học. Thế giới đã có nhiều nỗ lực để giúp các nhân tài khoa học phát triển. Kết quả nghiên cứu khoa học chính là những tài sản tuyệt vời thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá.
Chia sẻ bên lề tuần lễ khoa học VinFuture tổ chức tại Việt Nam, theo GS Jennifer Tour Chayes (Trường Đại học California, Berkeley, Mỹ), các tài năng về khoa học có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Dẫn chứng cho điều đó, GS Jennifer Tour Chayes nhắc tới trường hợp của GS Vũ Hà Văn - một tài năng đặc biệt người Việt trong lĩnh vực toán và khoa học dữ liệu.
Cùng bình luận về điều này, GS Gérard Albert Mourou (Trường Đại học École Polytechnique, Palaiseau, Pháp) cho biết, trong quá trình làm việc, ông nhận ra nguồn tài nguyên tri thức tuyệt vời ở châu Phi, nơi không nhiều người nghĩ đến.
“Thế giới đang khao khát tìm kiếm các trí thức. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các nước cần làm sao để giải quyết được vấn đề về huy động tài nguyên trí tuệ, tài nguyên trí thức để từ đó tận dụng nguồn lực khoa học công nghệ từ khắp nơi trên thế giới”,GS Gérard Albert Mourou nói.
Các nhà khoa học cho rằng, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam sẽ có cơ hội nếu nhận ra và tận dụng tốt xu hướng toàn cầu hóa về khoa học, công nghệ.
Để thúc đẩy việc phát triển khoa học, công nghệ tại các nước đang phát triển, GS Đỗ Ngọc Minh (Khoa Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính, Đại học Illinois Urbana-Champaign) cho rằng, cần phải hình thành văn hóa chấp nhận rủi ro trong khoa học. Bên cạnh đó, trong quá trình làm khoa học, cần có tư duy mở, dám chấp nhận cái mới để vượt ra khỏi tư duy truyền thống.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học đến từ những nước đang phát triển có thể tận dụng các giải pháp nguồn mở để rút ngắn khoảng cách về công nghệ, từ đó tiệm cận gần hơn với tri thức thế giới. Đây là cách mà các nước đi trước như Trung Quốc, Ấn Độ đã làm để học hỏi từ các quốc gia phát triển hơn, từ đó thúc đẩy và tạo ra sự sáng tạo của riêng mình.
Trọng Đạt
" alt=""/>Thế giới đang trong cuộc đua săn tìm các tài năng khoa họcDù dịch Covid-19 đã tạm lắng xuống, nhịp sống thường nhật đã quay trở lại, nhưng giờ đây, các tín đồ Phật giáo đã dần có thói quen đi chùa online, tạo nên một nếp sinh hoạt mới trong đời sống. Sự nghiêm túc, trang trọng và thành kính không hề giảm sút khi khoảng cách đã được công nghệ bù đắp. Những bài giảng, những buổi lễ không chỉ đến với những người tham gia trực tiếp mà còn được lan tỏa, lưu trữ trên các nền tảng số để ai ai cũng có thể tìm lại.
Sự thay đổi không chỉ diễn ra với các tín đồ, mà thành viên của các giáo hội cũng đã dần quen với hội họp trực tuyến. Được biết, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xây dựng Văn phòng điện tử, các cuộc họp chư tăng ni trước đây vốn phải tập trung đông người đã được chuyển sang họp online. Qua đó, các hội nghị vừa mở rộng được thành phần người dự, vừa tạo thuận lợi cho các hòa thượng tuổi cao sức yếu có thể dễ dàng tham gia, mà vẫn đảm bảo sức khỏe và thời gian giải quyết công tác Phật sự, cũng như chuyên tâm thiền, tịnh.
2. Chuyển đổi số không chỉ diễn ra trong các giáo hội, mà trong công tác hành chính công cũng đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Người dân đã có thể dễ dàng khi làm các thủ tục giấy tờ, giao dịch hành chính công qua mạng. Mới đây nhất, khi cần tìm lại bằng tốt nghiệp phổ thông bị hỏng, do có bạn là giáo viên đang công tác ở trường phổ thông cũ tại Quảng Nam, tôi gọi về nhờ tư vấn và được hướng dẫn cách làm. Bạn tôi bảo, giờ làm dễ lắm, rồi gửi cho tôi một đường link, nói cứ tuần tự thực hiện theo hướng dẫn.
Tôi vào trang dịch vụ công Quảng Nam (https://dichvucong.quangnam.gov.vn/) tạo tài khoản, gửi hồ sơ liên quan. Ngay khi hồ sơ gửi đi, một tin nhắn thông báo tiếp nhận và hẹn thời gian xử lý đã được gửi ngay tới điện thoại của tôi. Vài ngày sau, nhân viên từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam gọi điện báo đã xử lý xong, yêu cầu tôi xác nhận hình thức nhận giấy tờ và đã chuyển cho tôi qua đường bưu điện, theo địa chỉ tôi yêu cầu. Như vậy, từ Thành phố Hồ Chí Minh, ngồi nhà với máy vi tính nối mạng, tôi đã có thể sao được văn bằng bị hỏng của mình chỉ với 5 phút thực hiện. Thật sự, chuyển đổi số đã gần gũi như vậy thay vì những mỹ từ đao to búa lớn, và người dân cũng chỉ cần như thế.
3. Gần gũi hơn cả trong chuyển đổi số chính là thanh toán không dùng tiền mặt và mua hàng online. Trước đây, khi xem người Trung Quốc thanh toán mớ rau con cá chỉ với QR Code hay người ăn xin cũng có tài khoản ngân hàng, tôi ngưỡng mộ lắm. Nhưng nay, những gì đã diễn ra ở Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay Hàn Quốc cũng đang diễn ra ở ngay Việt Nam. Người dân ra đường không cần đem theo ví mà chỉ cần chiếc smartphone có kết nối mạng là đủ.
Thanh toán hóa đơn siêu thị, thanh toán hóa đơn ăn uống trong nhà hàng, thanh toán các cuốc xe công nghệ hay thanh toán hóa đơn điện, nước… đã trở nên dễ dàng hơn với việc chuyển khoản, quét QR Code hay qua các app thanh toán và ví điện tử. Cuộc sống dễ dàng và nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi có công nghệ hỗ trợ. Đáng nói, việc thanh toán này không chỉ diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam mà có thể thanh toán xuyên quốc gia.
Mới đây, má tôi ở quê cũng biết đặt hàng online và thanh toán qua mạng. Bà khoe: “Má mới mua hoa lan qua mạng, đẹp lắm, hi vọng kịp nở trong Tết”. Nói rồi bà chụp hình và “bắn” ảnh hoa cho tôi qua Zalo. Vâng, một người nông dân quê mùa như má tôi còn tích cực chuyển đổi số như thế thì không lẽ nào chúng ta đứng ngoài cuộc được. Thanh toán không tiền mặt cũng là một thành tố trong chuyển đổi số và nó là xu thế tất yếu!
Lưu Đình Long
(Bài đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số Xuân Quý Mão 2023)
" alt=""/>Chuyển động số không xa lạ